Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Để bảo vệ làn da khỏi những tác hại từ tia UV thì việc sử dụng kem chống nắng mỗi ngày rất cần thiết. Tuy nhiên, tùy vào từng loại da mà bạn cần chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học để phù hợp với nhu cầu của làn da. Bài viết hôm nay chia sẻ về cách phân biệt 2 loại kem chống nắng vật lý và hóa học đầy đủ và chi tiết. Cùng Linh Cosmetics tìm hiểu ngay.

 

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hoá học

Hiện nay, có hai loại kem chống nắng nổi bật đó là kem chống nắng vật lý và hóa học. Nhìn chung, cả hai sản phẩm đều mang đến công dụng chống nắng, tạo lớp màng bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực từ tia UV. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có cơ chế hoạt động trên da khác nhau cũng như tồn tại các ưu và nhược điểm riêng biệt. 

Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý (Sunblock) không còn quá xa lạ đối với các tín đồ yêu làm đẹp. Đây là dạng kem chống nắng vô cơ, chủ yếu được chiết xuất từ những tinh chất có sẵn trong tự nhiên. Bằng cách sử dụng các thành phần vật lý như Titanium Dioxide và Zinc Oxide, sản phẩm giúp tạo một lớp màng chắn bảo vệ da, phản xạ và phân tán tia UV khỏi da, không để loại tia này có cơ hội đi xuyên qua da. 

Cơ chế hoạt động: Kem chống nắng vật lý tạo ra một lớp bảo vệ da vững chắc, giúp ngăn chặn và phản chiếu tia UV, từ đó không cho chúng xâm nhập vào da. Lớp kem này giống như một lớp bảo vệ, hạn chế tác động tiêu cực của tia UV lên da.

Ưu điểm:

  • Kem chống nắng vật lý là dạng kem chống nắng lành tính và ít gây kích ứng nhất cho da, phù hợp với cả da nhạy cảm đến cực kỳ nhạy cảm
  • Sau khi thoa có thể ra ngoài luôn mà không cần đợi kem ngấm vào da
  • Bảo vệ da toàn diện khỏi tia UVA và UVB
  • Bảo vệ da bền vững dưới tác động của môi trường

Nhược điểm:

  • - Kết cấu của kem chống nắng vật lý thường ở dạng đặc nên có thể gây bí bách, là một trong những nguyên nhân gây hoặc để lại vệt trắng sau khi thoa. 
  • - Dễ bị trôi nếu cơ địa người dùng ra nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước.
  • - Khi thoa kem chống nắng vật lý thường khiến da lên tone nhẹ, khó phù hợp với lớp nền makeup trong nhiều trường hợp

Kem chống nắng hoá học

Không giống như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học (Sunscreen) thuộc dòng kem hữu cơ. Bên trong bảng thành phần của sản phẩm chủ yếu chứa hoạt chất Avobenzone có công dụng hữu hiệu trong việc giúp hấp thụ và biến đổi tia UV trở thành các dạng ánh sáng chứa năng lượng ở mức thấp, ít gây ra tác hại cho làn da.

Cơ chế hoạt động: Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, mang đến khả năng bảo vệ da thông qua cơ chế hấp thu, sau đó xử lý và phân hủy tia UV trước khi loại tia này gây ra các tác động lên da.

Ưu điểm:

  • Kem chống nắng hóa học có kết cấu nhẹ, dễ thoa và thấm nhanh vào da nên ít gây cảm giác bết dính hoặc để lại vệt trắng sau khi bôi.
  • Bảo vệ làn da khỏi tia UV hiệu quả và được chứng nhận bởi các chuyên gia. 
  • Kem có khả năng chống nước rất tốt, không mùi và không có màu.
  • Màu kem dễ tiệp vào màu da nên có thể sử dụng để thay thế cho các loại kem lót trang điểm hàng ngày. 
  • Công thức thường được bổ sung thêm nhiều thành phần giúp điều trị các vấn đề trên da như Peptide, Enzyme,...
  • Có nhiều loại kem chống nắng hóa học trên thị trường với các thành phần và chỉ số chống nắng khác nhau, giúp người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Nhược điểm:

  • Kem chống nắng hóa học trước đây tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng cho da cực kỳ nhạy cảm
  • Kém bền vững dưới tác động của môi trường, vì thế thời gian bôi lại kem chống nắng hóa học sẽ nhanh hơn so với vật lý
  • Do có thành phần hóa học, nên khi bôi lên mắt có thể sẽ gây khó chịu hoặc cay mắt
  • Cần phải đợi 15-20 phút để kem có tác dụng trên da rồi mới đi ra ngoài được

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học – Đâu là sự lựa chọn phù  hợp? - Rilastil Việt Nam

Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Kem chống nắng vật lý và hóa học, đâu mới là “chân ái” của làn da? Thực tế, để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần xem xét và cân nhắc nhiều yếu tố, bao gồm loại da và các hoạt động chiếm nhiều thời gian trong ngày để quyết định. Cả hai sản phẩm đều có các ưu, nhược điểm riêng biệt cũng như cơ chế hoạt động trên da 

Kem chống nắng vật lý:

  • Hoạt động ngay khi vừa bôi lên da
  • Tỉ lệ kích ứng thấp
  • Có thể để lại vệt trắng, đặc biệt với làn da tối màu
  • Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm đến cực kỳ nhạy cảm thì kem chống nắng vật lý với các thành phần lành tính sẽ là chân ái cho làn da bạn. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý cũng phù hợp với các nàng có làn da thường tới da khô

Kem chống nắng hóa học:

  • Sản phẩm cần thời gian hấp thụ vào da trước khi bắt đầu hoạt động bảo vệ
  • Thường có kết cấu mỏng hơn kem chống nắng vật lý
  • Được ưa chuộng vì khả năng tiệp với màu da
  • Không loang lổ khi bạn đổ mồ hôi hay dầu nhờn
  • Có thể gây phản ứng với làn da quá mẫn cảm
  • Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh vào da là lựa chọn phù hợp với các bạn có làn da dầu hơn

Chọn kem chống nắng vật lý và hóa học dựa trên loại da

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Lên đầu trang
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng